Cơ sở pháp lý:
- Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Sửa đổi năm 2014, 2017, 2020, 2022
- Luật số 88/2025/QH15 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
===========================
1/ Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:
-Thời hiệu
xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm
-Thời hiệu
xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm đối với vi phạm
hành chính trong lĩnh vực sau đây:
- kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước; khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
- Vi phạm hành chính về thuế, kiểm toán độc lập thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, pháp luật về kiểm toán độc lập
2/ Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính :
- Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
- Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
- Trường hợp do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu xử phạt áp dụng theo quy định được kéo dài thêm 01 năm. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính;
Lưu ý: cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét