8.4. Những vấn đề cần phải chứng minh khi tiến hành tố tụng đối với pháp nhân bị buộc tội
VBQPPL:
- BLTTHS (Điều 441)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
Khi tiến hành tố tụng đối với pháp nhân bị buộc tội thì phải xác định:
· Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội thuộc trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo quy định của BLHS: Trong từng vụ án hình sự mà pháp nhân phạm tội cần phải chứng minh hành vi mà pháp nhân đã thực hiện trong thực tế. Việc chứng minh đó thể hiện ở việc làm sáng tỏ một cách đầy đủ, toàn diện và khách quan tất cả các tình tiết liên quan đến hành vi phạm tội, việc xác định này có ý nghĩa đối với việc định tội danh và giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Đó là những dấu hiệu thuộc chủ thể và mặt khách quan của tội phạm.
· Lỗi của pháp nhân, lỗi của cá nhân là thành viên của pháp nhân. Theo nội dung này cần xác định: ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi; do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội… Chứng minh ai là người thực hiện hành vi phạm tội, tức là xác định chủ thể của tội phạm là pháp nhân hay cá nhân là thành viên của pháp nhân. Nếu có lỗi thì lỗi cố ý hay vô ý.
· Xem xét tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội của pháp nhân gây ra. Việc xác minh tính chất và mức độ thiệt hại có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định mức độ trách nhiệm hình sự của pháp nhân và có ý nghĩa đối với việc định tội danh cũng như mức độ bồi thường thiệt hại.
· Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự và tình tiết khác liên quan đến miễn hình phạt. Vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định hình phạt.
· Nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét