VBQPPL:
- Nghị định số 82/2020/NĐ-CP
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 66 (Hành vi cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền nộp đơn), Điều 67 (Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ nộp đơn), Điều 69 (Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ) và Điều 71 (Hành vi vi phạm quy định về thông báo tình trạng phá sản); khoản 1 Điều 73 (Hành vi vi phạm quy định về thời hạn và nghĩa vụ kiểm kê tài sản); các Điều 75(Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ của người lao động liên quan đến thủ tục phá sản), Điều 76 (Hành vi vi phạm quy định về tham gia HNCN) và Điều 77 (Hành vi vi phạm quy định về giám sát thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh) Nghị định số 82/2020/NĐ-CP.
• Chánh án Tòa án cấp huyện xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 66, 67, 69 và 71; khoản 1 Điều 73; khoản 1 Điều 75; Điều 76 và Điều 77 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP.
• Chánh án Tòa án cấp tỉnh xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 56 (Hành vi vi phạm quy định về yêu cầu bồi thường và giải quyết yêu cầu bồi thường), Điều 57 (Hành vi vi phạm quy định về hoàn trả), các điều 66, 67, 69, 71, 72 (Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của DN/HTX khi đã có quyết định mở thủ tục phá sản), các điều 73, 75, 76 và 77; điểm s khoản 2 và điểm s khoản 3 Điều 81 (Hành vi làm giả tài liệu hoặc sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức) Nghị định số 82/2020/NĐ-CP.
• Lưu ý: Đây là quy định mới nên Thẩm phán giải quyết vụ việc phá sản cần nắm rõ quy định để có quyết định phù hợp và tham mưu, đề xuất Chánh án ra quyết định phù hợp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét