VBQPPL:
- Luật TTHC (Điều 296, Điều 309)
- Nghị định số 71/2016/NĐ-CP (các điều 2, 3, 5, 6)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Thẩm phán phải nắm rõ thi hành án hành chính là việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính được thi hành quy định tại Điều 309 Luật TTHC, trừ quyết định về phần tài sản trong bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính.
• Thẩm phán phải xác định đầy đủ:
- Người được thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền lợi trong bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính được thi hành.
- Người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính được thi hành.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án hành chính.
• Thẩm phán phải nắm rõ quyền và nghĩa vụ của người được thi hành án và người phải thi hành án (Điều 5, Điều 6 Nghị định số 71/2016/NĐ-CP), cụ thể:
- Người được thi hành án có các quyền theo quy định của Luật TTHC và các quyền sau:
+ Yêu cầu người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định của Tòa án;
+ Yêu cầu Tòa án đã ra bản án, quyết định giải thích những điểm chưa rõ, đính chính sai sót trong bản án, quyết định để thi hành;
+ Được thông báo về thi hành án;
+ Đề nghị Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc thi hành án hành chính khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án;
+ Đề nghị người đứng đầu, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo và xem xét xử lý trách nhiệm đối với người phải thi hành án, người đứng đầu của người phải thi hành án trong trường hợp chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật;
+ Đề nghị cơ quan THADS nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm theo dõi việc thi hành án hành chính;
+ Khiếu nại, tố cáo về thi hành án hành chính;
+ Ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
- Người được thi hành án có các nghĩa vụ theo quy định của Luật TTHC và các nghĩa vụ sau đây:
+ Thi hành bản án, quyết định của Tòa án;
+ Thông báo cho người phải thi hành án, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú;
+ Thông báo kết quả thi hành án cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp và cơ quan THADS nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm trong trường hợp người được thi hành án là cơ quan.
- Người được thi hành án có các quyềntheo quy định của Luật TTHC và các quyền sau đây:
+ Được thông báo về thi hành án;
+ Yêu cầu Tòa án đã ra bản án, quyết định giải thích những điểm chưa rõ, đính chính sai sót trong bản án, quyết định để thi hành;
+ Khiếu nại, tố cáo về thi hành án hành chính.
- Người phải thi hành án có các nghĩa vụ theo quy định của Luật TTHC và các nghĩa vụ sau đây:
+ Chấp hành đúng, đầy đủ, kịp thời bản án, quyết định của Tòa án;
+ Thông báo cho người được thi hành án, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú;
+ Thông báo kết quả thi hành án cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp và cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm trong trường hợp người phải thi hành án là cơ quan;
+ Cung cấp thông tin, các tài liệu có liên quan về quá trình và kết quả thi hành án theo yêu cầu của cơ quan THADS và các cơ quan có thẩm quyền.
• Thẩm phán phải nắm được những bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính được thi hành (Điều 309 Luật TTHC), gồm:
- Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật.
- Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm.
- Quyết định GĐT hoặc tái thẩm của Tòa án.
- Quyết định theo thủ tục đặc biệt của Hội đồng Thẩm phán TANDTC quy định tại Điều 296 Luật TTHC.
- Quyết định áp dụng BPKCTT của Tòa án mặc dù có khiếu nại, kiến nghị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét