- Bổ sung quy định về các chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân gồm: (1) Chánh án, (2) Phó Chánh án Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp; (3) Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; (4) Thẩm phán Tòa án nhân dân; (5) Thẩm tra viên Tòa án; (6) Thư ký Tòa án (Điều 74).
- Sửa đổi, bổ sung quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án (các Điều từ 111 đến 119).
Về tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ, đạo đức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Tòa án
a) Bổ sung quy định về trách nhiệm chung của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Tòa án (Điều 74).
b) Sửa đổi, bổ sung các quy định đề cao trách nhiệm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương và giám sát Thẩm phán (các Điều 8, 21, 89, 103 và 104)
Bên cạnh việc bổ sung chế độ, chính sách, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2024 quy định nhiều nội dung mới nhằm đề cao trách nhiệm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương và giám sát đối với Thẩm phán. Cụ thể:
- Quy định Tòa án thực hiện công khai hoạt động xét xử và hoạt động khác theo quy định của pháp luật để nhân dân giám sát (Điều 8).
- Quy định Nhân dân giám sát hoạt động của Tòa án và thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị với Tòa án theo quy định của pháp luật (Điều 21).
- Bổ sung quy định về tuyên thệ của Thẩm phán: Thẩm phán được bổ nhiệm phải tuyên thệ tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao một cách trung thực, tận tâm; thực hành công lý chỉ tuân theo pháp luật, khách quan và công bằng; tuân thủ quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán. Luật cũng giao Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết về cách thức tuyên thệ của Thẩm phán (Điều 89).
- Bổ sung nhiều quy định về trách nhiệm của Thẩm phán như: bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, bị hại, đương sự và những người tham gia tố tụng khác theo quy định của luật; học tập, nghiên cứu, rèn luyện, tích lũy không chỉ về chuyên môn, trình độ chính trị, pháp luật mà cả về đạo đức, bản lĩnh chính trị, nghề nghiệp và tính chuyên nghiệp của Thẩm phán; tham gia bắt buộc hoạt động bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử, kiến thức xã hội liên quan, về đạo đức, trách nhiệm và ứng xử của Thẩm phán theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao… (Điều 103).
- Bổ sung nhiều quy định về những điều Thẩm phán không được làm như: vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán; lạm dụng, lợi dụng quyền lực; sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng; truy ép, gợi ý cho bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng cung cấp tài liệu, khai báo, trình bày sự việc không khách quan, trung thực; vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực… (Điều 104).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét