4.9. Thủ tục phúc thẩm quyết định của Toà án cấp sơ thẩm

VBQPPL:

- Luật TTHC (Điều 222 và Điều 243)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

  Khi phúc thẩm quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, HĐXX phúc thẩm phải tổ chức tổ chức phiên họp và ra quyết định giải quyết việc kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị.

  Đương sự kháng cáo được mời tham gia phiên họp trình bày ý kiến về việc kháng cáo, nếu vắng mặt thì HĐXX vẫn tiến hành phiên họp.

  HĐXX phúc thẩm có quyền:

-  Giữ nguyên quyết định của Toà án cấp sơ thẩm;

-  Sửa quyết định của Toà án cấp sơ thẩm;

-  Huỷ quyết định của Toà án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ cho Toà án cấp sơ thẩm tiếp tục giải quyết vụ án.

  Hội đồng phúc thẩm phải thông báo cho VKS cùng cấp tham gia phiên họp phúc thẩm để xét quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị.

  Bắt đầu phiên họp một thành viên HĐXX phúc thẩm trình bày tóm tắt nội dung quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, nội dung của kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có).

  Kiểm sát viên VKS cùng cấp tham gia phiên họp phúc thẩm và phát biểu ý kiến về việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị trước khi HĐXX phúc thẩm ra quyết định. HĐXX quyết định hoãn phiên họp khi Kiểm sát viên vắng mặt trong trường hợp VKS có kháng nghị.

  Tòa án cấp phúc thẩm phải thành lập Hội đồng phúc thẩm gồm ba Thẩm phán để xem xét, giải quyết kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm.

  Sau khi có quyết định phúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho những người được quy định tại Điều 244 Luật TTHC.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét