VBQPPL:
- Luật TTHC (Điều 237, 239 và 240)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Phiên tòa phúc thẩm được tiến hành theo các thủ tục như phiên tòa sơ thẩm. Trước khi xem xét kháng cáo, kháng nghị, một thành viên của HĐXX trình bày tóm tắt nội dung vụ án hành chính, quyết định của bản án sơ thẩm và nội dung kháng cáo, kháng nghị.
• Thứ tự trình bày và tranh luận được thực hiện theo trình tự:
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày trước, sau đó đương sự bổ sung;
- Người kháng cáo trình bày trước, sau đó đại diện VKS trình bày kháng nghị;
- Trường hợp chỉ có VKS kháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị;
- Trình tự tranh luận cũng tiến hành tương tự như trình tự trình bày; các đương sự đối đáp theo sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa.
• Sau khi các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày xong, Chủ tọa cho tiến hành tranh luận về những vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm và đã được hỏi tại phiên tòa phúc thẩm (trên cơ sở pháp luật, phân tích, đánh giá các chứng cứ để đưa ra quan điểm bảo vệ yêu cầu của mình).
• Trình tự phát biểu, tranh luận được thực hiện theo quy định tại Điều 239 và Điều 240 Luật TTHC.
• Kiểm sát viên tham gia phiên toà trình bày ý kiến về việc giải quyết vụ án và gửi lại ý kiến phát biểu bằng văn bản cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét