4.2. Phải nêu cao tấm gương “Phụng công, thủ pháp, chí
công, vô tư” cho nhân dân noi theo
- “Phụng công” là phải
biết trách nhiệm của mình được Nhà nước và nhân dân giao cho quyền thực thi
pháp luật, làm việc để phụng sự đất nước, phụng sự nhân dân.
- “Thủ pháp” là lẽ
đương nhiên vì là người cầm cân nảy mực, cán bộ Tòa án nên cần phải thực thi
pháp luật cho rõ ràng, minh bạch, khách quan, cho “Chí công, vô tư” theo đúng
quy định của pháp luật;
- “Chí công” là rất
mực công bằng, công tâm; "Không được vì công mà quên lỗi; không được vì lỗi
mà quên công”.
- “Vô tư” là không
được có lòng riêng, thiên tư đối với người, với việc. “Khi làm bất cứ việc gì
cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “lo trước
thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Muốn chí công, vô tư thì phải chiến thắng được chủ
nghĩa cá nhân.
- Không thể chỉ hạn
chế hoạt động của mình trong khung Tòa án, người Thẩm phán, Hội thẩm phải “Gần
dân, hiểu dân, giúp dân, học dân”. Giúp dân, học dân để giúp mình thêm liêm khiết,
thêm công bằng. Thêm nữa là phải luôn luôn cố gắng học tập lý luận, học tập đường
lối, chính sách của Chính phủ; phải biết tìm hiểu và phải hiểu được tâm tư,
nguyện vọng, khúc mắc của người dân, qua đó sẽ giúp dân, cảm hóa dân và học ở
dân những đức tính tốt đẹp, những kinh nghiệm nhằm giúp cho công tác xét xử tốt
hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét