4.2.1. Giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ
VBQPPL:
- Luật TTHC (Điều 219 và Điều 227)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Ngay sau khi nhận được hồ sơ, Thẩm phán cần nghiên cứu đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị và các tài liệu gửi kèm xem có đủ căn cứ chứng minh cho việc kháng cáo, kháng nghị đó không, cần bổ sung những tài liệu, chứng cứ gì; cơ quan, đơn vị, cá nhân nào có nghĩa vụ cung cấp; khi xét thấy cần thiết, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của đương sự tiến hành xác minh chứng cứ mới được bổ sung hoặc thực hiện ủy thác xác minh chứng cứ theo quy định.
• Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo, VKS kháng nghị, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền bổ sung chứng cứ mới.
• Việc giao nộp tài liệu, chứng cứ được thực hiện
theo quy định tại Điều 227 Luật TTHC.
4.2.2. Xem xét ra các quyết định tố tụng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm
VBQPPL:
- Luật TTHC (các điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 221, 228, 229 và 230)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Trong thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà phải xem xét để ra một trong những quyết định tố tụng sau:
- Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
- Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
- Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm;
- Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ BPKCTT.
• Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm 60 ngày được tính từ ngày Toà án cấp phúc thẩm thụ lý vụ án. Trong quá trình chuẩn bị xét xử, nếu thấy vụ án có nhiều tình tiết phức tạp hoặc những lý do khách quan thì Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà phải báo cáo Chánh án Toà án cấp phúc thẩm hoặc Chánh toà Toà hành chính TAND cấp cao để xem xét quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử. Thời hạn kéo dài này tối đa không được quá 30 ngày (Điều 221 Luật TTHC).
• Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm thì thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm kết thúc vào ngày ra quyết định tạm đình chỉ. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm bắt đầu tính lại, kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Toà án có hiệu lực pháp luật (khi lý do tạm đình chỉ không còn nữa).
• Khi ra quyết định tạm đình chỉ, Thẩm phán không xoá tên vụ án, cần ghi chú vào sổ thụ lý và theo dõi, sẽ tiếp tục giải quyết khi điều kiện tạm đình chỉ không còn.
• Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án cấp phúc thẩm phải mở phiên toà; nếu có lý do chính đáng thì thời hạn này là 60 ngày.
• Quyết định đưa vụ
án ra xét xử phúc thẩm phải được gửi cho VKS cùng cấp và những người liên quan
đến kháng cáo, kháng nghị.
4.2.3. Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị, người khởi kiện rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm
VBQPPL:
- Luật TTHC (Điều 218 và Điều 234)
- Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14
- Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Thẩm phán phải xem xét bảo đảm cho người kháng cáo, VKS kháng nghị quyền thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị bất kể lúc nào trong giai đoạn phúc thẩm.
• Thẩm phán chỉ chấp nhận việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu nếu chưa hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
• Trường hợp tại phiên toà phúc thẩm người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì HĐXX phải hỏi ý kiến người bị kiện. Nếu người bị kiện không đồng ý thì HĐXX không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện. Nếu người bị kiện đồng ý thì HĐXX chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện, ra quyết định huỷ án sơ thẩm và đình chỉ xét xử vụ án.
• Khi HĐXX chấp nhận việc rút đơn khởi kiện tại phiên toà thì các đương sự phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của bản án sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm (Điều 234 Luật TTHC và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14).
• Toà án chỉ chấp nhận xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên toà nếu được làm bằng văn bản và gửi đến Toà án cấp phúc thẩm.
• Khi nhận được văn bản về thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà phải thông báo cho đương sự khác, VKS biết theo mẫu số 33-HC hoặc 34-HC ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP.
• Trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, VKS rút toàn bộ kháng nghị trước khi mở phiên toà phúc thẩm, thì Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với vụ án đó và bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật theo mẫu số 40-HC ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP.
• Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo tại phiên toà phải được ghi vào biên bản phiên toà. Nếu người kháng cáo, kháng nghị rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị tại phiên toà thì HĐXX ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với vụ án đó và bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật theo mẫu số 41-HC ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP.
• Mọi quyết định trước khi mở phiên toà do Thẩm
phán được phân công chủ toạ phiên toà quyết định; tại phiên toà do HĐXX quyết định.
4.2.4. Triệu tập những người tham gia tố tụng
VBQPPL:
- Luật TTHC (từ Điều 99 đến Điều 110, Điều 225 và Điều 226)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán phải yêu cầu bộ phận chức năng gửi giấy triệu tập những người tham gia phiên tòa phúc thẩm bao gồm các đương sự và những người khác nếu xét thấy cần thiết, cho VKS nếu VKS kháng nghị hoặc VKS đã tham gia phiên tòa sơ thẩm.
• Việc xác định những người tham gia phiên toà cũng như thủ tục gửi giấy triệu tập được tiến hành như tại Tòa án cấp sơ thẩm.
• Việc gửi giấy báo có thể thông qua dịch vụ bưu chính hoặc tống đạt trực tiếp.
• Chỉ gửi giấy báo để VKS tham gia phiên toà phúc thẩm trong những trường hợp: VKS kháng nghị bản án sơ thẩm hoặc VKS đã tham gia phiên toà sơ thẩm.
• Những trường hợp không phải mở phiên tòa,
không phải triệu tập đương sự (Điều 226 Luật TTHC).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét