3.2.8. Tổ chức hội nghị chủ nợ

 3.2.8. Tổ chức hội nghị chủ nợ

VBQPPL:

- Luật Phá sản (Chương VI - từ Điều 75 đến Điều 86)

- Công văn số 199/TANDTC-PC ngày 18/12/2020

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

  Trong vòng 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản, Thẩm phán triệu tập HNCN. Thông báo triệu tập HNCN được gửi cho những người có quyền tham gia HNCN theo Điều 77 và Điều 78 Luật Phá sản chậm nhất 15 ngày trước ngày họp HNCN.

  Những người có quyền tham gia HNCN:

-  Chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ (có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia);

-  Đại diện cho NLĐ, đại diện công đoàn được NLĐ ủy quyền (đại diện công đoàn có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ);

-    - Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho DN/HTX trở thành chủ nợ không có bảo đảm.

  Những người có nghĩa vụ tham gia HNCN:

-  Người nộp đơn yêu cầu MTTPS quy định tại Điều 5 Luật Phá sản.

-  Chủ DN hoặc người đại diện hợp pháp của DN/HTX (trường hợp không tham gia được thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia HNCN).

  Điều kiện hợp lệ của HNCN:

-  Có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm (bao gồm cả những chủ nợ không tham gia nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi Thẩm phán trước ngày tổ chức HNCN);

-  QTV, DNQLTLTS được phân công giải quyết đơn yêu cầu MTTPS phải tham gia HNCN.

  Nếu không đáp ứng các điều kiện hợp lệ của HNCN thì phải hoãn HNCN, Thẩm phán lập biên bản và ghi ý kiến của người tham gia HNCN; trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoãn HNCN, Thẩm phán phải triệu tập lại HNCN, nếu triệu tập lại HNCN vẫn không đáp ứng điều kiện hợp lệ thì Thẩm phán lập biên bản và quyết định tuyên bố phá sản DN/HTX.

  HNCN bầu ra “Ban đại diện chủ nợ” thay mặt cho các chủ nợ thực hiện giám sát việc thực hiện Nghị quyết của HNCN, đề xuất với QTV, DNQLTLTS về việc thực hiện Nghị quyết của HNCN.

  Trường hợp QTV, DNQLTLTS không thực hiện đề xuất thì Ban đại diện chủ nợ có quyền thông báo bằng văn bản với Thẩm phán phụ trách giải quyết phá sản (khoản 2 Điều 82 Luật Phá sản).

  Nghị quyết của HNCN được thông qua khi có quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành.

  Nghị quyết của HNCN có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các chủ nợ.

  Nghị quyết của HNCN có một trong các kết luận sau:

-  Đề nghị đình chỉ giải quyết yêu cầu MTTPS nếu thấy DN/HTX không mất khả năng thanh toán;

-  Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi kinh doanh đối với DN/HTX;

-  Đề nghị tuyên bố phá sản DN/HTX.

  Trường hợp HNCN không thông qua được Nghị quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Phá sản thì TAND tuyên bố DN/HTX phá sản.

  TAND gửi Nghị quyết HNCN cho VKS cùng cấp và người có quyền, nghĩa vụ tham gia HNCN quy định tại Điều 77 và Điều 78 Luật Phá sản.

  Trường hợp không đồng ý với Nghị quyết của HNCN, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Nghị quyết của HNCN, người có quyền, nghĩa vụ tham gia HNCN quy định tại Điều 77 và Điều 78 có quyền gửi đơn đề nghị, VKS cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án TAND đang giải quyết phá sản xem xét lại Nghị quyết của HNCN

Tham khảo sơ đồ sau:

image

image

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét