3.1.1. Thời hạn chuẩn bị xét xử
VBQPPL:
- Luật TTHC (Điều 116 và Điều 130)
- Nghị quyết số 33/2021/QH15
- Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP
- Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Thẩm phán phải xác định đúng thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án và hết thời hạn đó phải có một trong các quyết định theo thủ tục chung.
- Xem xét đơn khởi kiện có được làm trong thời hạn quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 116 Luật TTHC hay không để:
+ Xác định thời hiệu khởi kiện còn hay đã hết;
+ Thời hiệu khởi kiện đã hết thì lý do khởi kiện khi hết thời hiệu là gì.
- Xác định ngày khởi kiện vụ án trong trường hợp cụ thể quy định tại khoản tương ứng của Điều 120 Luật TTHC để xác định thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 116 Luật TTHC.
• Thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án, trừ vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn, vụ án có yếu tố nước ngoài và vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri được xác định kể từ ngày thụ lý vụ án đến ngày mở phiên tòa là:
- 04 tháng đối với trường hợp khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
- 02 tháng đối với trường hợp khởi kiện quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
• Đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần, nhưng:
- Không quá 02 tháng đối với trường hợp khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
- Không quá 01 tháng đối với trường hợp khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
• Đối với vụ án giải quyết theo thủ tục thông thường thì trong thời hạn chậm nhất 07 ngày, đối với vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn thì trong thời hạn chậm nhất 02 ngày, trước khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán phải:
- Đánh giá vụ án có thuộc hay không thuộc trường hợp được tổ chức phiên tòa trực tuyến quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 33/2021/QH15 hay không, đó là:
+ Vụ án có tình tiết, tính chất đơn giản;
+ Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng;
+ Trừ các trường hợp liên quan đến bí mật nhà nước.
- Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP, cụ thể:
+ Phòng xử án tại điểm cầu trung tâm (điểm cầu trung tâm là không gian tổ chức phiên tòa xét xử vụ án tại trụ sở Tòa án hoặc địa điểm do Tòa án lựa chọn, được tổ chức theo quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC) phải bảo đảm một số yêu cầu như:
Ø Phòng xử án được trang bị hệ thống trực tuyến bao gồm trang thiết bị điện tử, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin riêng biệt với trang thiết bị công nghệ thông tin thông thường khác của Tòa án;
Ø Phòng xử án trang bị các thiết bị phục vụ phiên tòa trực tuyến như sau: Hệ thống chiếu sáng; hệ thống đường truyền và thiết bị mạng; hệ thống âm thanh (loa, micro, tăng âm, bộ trộn âm thanh); thiết bị hiển thị hình ảnh tại điểm cầu trung tâm và các điểm cầu thành phần phiên tòa trực tuyến; thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình, phần mềm truyền hình trực tuyến; thiết bị camera ghi hình toàn bộ diễn biến phiên tòa; thiết bị lưu trữ dữ liệu; máy chiếu vật thể dùng để trình chiếu tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa; thiết bị lưu điện.
+ Đối với vụ án hành chính mà có đương sự tham gia tố tụng nhận là đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý và không đủ điều kiện kỹ thuật, công nghệ tham gia phiên tòa trực tuyến, thì Tòa án giải thích cho đương sự biết họ có quyền đề nghị Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước xem xét, thụ lý vụ việc và hỗ trợ việc tham gia phiên tòa trực tuyến đồng thời thông báo cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước biết để liên hệ (điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch số 05/2021).
+ Phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước bố trí điểm cầu thành phần (điểm cầu thành phần là không gian tổ chức phiên tòa xét xử vụ án do Tòa án tổ chức hoặc chấp nhận) tại điểm cầu do Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước bố trí (khoản 3 Điều 8 Thông tư liên tịch số 05/2021).
• Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
3.1.2. Các vấn đề người khởi kiện yêu cầu
VBQPPL:
- Luật TTHC (Điều 7)
- Luật Kiểm toán Nhà nước
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
3.1.3. Xác định những vấn đề đặc thù của vụ án (xác định những vấn đề cần chứng minh)• Xem xét người khởi kiện vụ án hành chính có đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại hay không.
• Xác định yêu cầu bồi thường thiệt hại về vấn đề gì (danh dự, nhân phẩm, tinh thần, tài sản...).
• Xem xét pháp luật về dân sự điều chỉnh vấn đề có liên quan đến yêu cầu bồi thường thiệt hại.
• Áp dụng pháp luật tố tụng dân sự để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại.
VBQPPL:
- Luật TTHC (Điều 8 và Điều 20)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Tòa án tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự và có trách nhiệm tiến hành đối thoại, tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự đối thoại với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định (Điều 8 và Điều 20 Luật TTHC).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét