3.1. Quyết định mở hoặc không MTTPS
VBQPPL:
- Luật Phá sản (Chương III - các điều 42, 43, 44)
- Công văn số 199/TANDTC-PC ngày 18/12/2020
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Xem xét quyết định mở hay không MTTPS: Việc xác định một DN/HTX có thực sự lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán hay không hết sức quan trọng trong định hướng giải quyết việc phá sản. Thẩm phán cần làm rõ khoản nợ cụ thể là gì? Thời hạn thanh toán được xác định cụ thể thời điểm nào? Tòa án cần căn cứ vào thực trạng DN/HTX, thực tế khoản nợ, cân đối tài chính thông qua các tài liệu chứng cứ: hợp đồng, thỏa thuận, chứng cứ liên quan đến khoản nợ, báo cáo tài chính… để có đánh giá sơ bộ việc DN/HTX có bị lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán hay không.
• Thông báo quyết định mở hoặc không MTTPS:
- Quyết định MTTPS được gửi cho:
+ Người nộp đơn yêu cầu MTTPS, DN/HTX mất khả năng thanh toán, chủ nợ;
+ VKS cùng cấp, cơ quan THADS, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh nơi DN/HTX có trụ sở chính;
+ Đăng trên: Cổng thông tin DN quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Tòa án, 02 số báo địa phương liên tiếp nơi DN/HTX có trụ sở chính.
- Quyết định không MTTPS được gửi cho: Người nộp đơn, DN/HTX bị yêu cầu MTTPS và VKS cùng cấp.
- Thời hạn gửi và thông báo quyết định là 03 ngày làm việc kể từ ngày Toà án ra quyết định.
- Quyết định mở hoặc không MTTPS có hiệu lực thi hành kể từ ngày ra quyết định.
• Giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không MTTPS.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định mở hoặc không MTTPS, người tham gia thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem xét lại, VKSND cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định mở hoặc không MTTPS.
image
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét