2.5. Thủ tục tiến hành phiên họp

 2.5. Thủ tục tiến hành phiên họp

VBQPPL:

- BLTTDS (Điều 369)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

· Thư ký phiên họp báo cáo Thẩm phán, Hội đồng giải quyết việc dân sự về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp.

· Thẩm phán - Chủ tọa phiên họp khai mạc phiên họp bằng cách tuyên bố: “Hôm nay, ngày... tháng... năm..., TAND huyện (tỉnh)... mở phiên họp công khai giải quyết yêu cầu... Tôi xin tuyên bố khai mạc phiên họp”. Sau đó, Thẩm phán - Chủ tọa phiên họp kiểm tra sự có mặt, vắng mặt của những người được triệu tập tham gia phiên họp và căn cước của họ; giải thích quyền, nghĩa vụ của người tham gia phiên họp.

· Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu, người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết, lý do, mục đích và căn cứ của những yêu cầu này.

· Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCQLNVLQ, NCQLNVLQ hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ trong việc giải quyết việc dân sự.

· Người làm chứng trình bày ý kiến; người giám định trình bày kết luận giám định, giải thích những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn (nếu có).

· Thẩm phán, Hội đồng giải quyết việc dân sự xem xét tài liệu, chứng cứ.

· Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của VKS về việc giải quyết việc dân sự và gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu hồ sơ việc dân sự ngay sau khi kết thúc phiên họp.

· Thẩm phán, Hội đồng giải quyết việc dân sự xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu giải quyết việc dân sự.

· Trường hợp có người vắng mặt thì Thẩm phán, Hội đồng giải quyết việc dân sự cho công bố lời khai, tài liệu, chứng cứ do người đó cung cấp trước khi xem xét tài liệu, chứng cứ.

· Lưu ý:

- “Quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu giải quyết việc dân sự” đã được quy định là một phần của phiên họp (điểm h khoản 1 Điều 369 BLTTDS). Do vậy, quyết định giải quyết việc dân sự phải được công bố ngay tại phiên họp.

 

- Tòa án cũng có quyền áp dụng những quy định cụ thể về phiên tòa khi tiến hành phiên họp theo tinh thần quy định tại Điều 361 BLTTDS và cũng chỉ được thực hiện trong giới hạn những quy định của BLTTDS. Ví dụ: Việc kéo dài thời gian ra quyết định không dài hơn thời gian nghị án quy định tại khoản 4 Điều 264 BLTTDS (05 ngày làm việc); việc sửa chữa, bổ sung quyết định không được vượt quá quy định tại Điều 268 BLTTDS về sửa chữa, bổ sung bản án.

 

· Quyết định giải quyết việc dân sự được quy định tại Điều 370 BLTTDS.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét