【PHẦN THỨ SÁU - BẮT GIỮ TÀU BIỂN】2.4. Thi hành quyết định bắt giữ tàu bay, quyết định thả tàu bay

 2.4. Thi hành quyết định bắt giữ tàu bay, quyết định thả tàu bay

VBQPPL:

- Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay (các điều 10, 11, 27)

- Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

  Sau khi ban hành quyết định bắt giữ tàu bay; quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ; quyết định hủy quyết định bắt giữ tàu bay; quyết định hủy quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ, Chánh án Tòa án phân công một cán bộ Tòa án thực hiện việc giao ngay các quyết định đến các chủ thể liên quan theo quy định tại Điều 10 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay.

  Quyết định bắt giữ tàu bay, thả tàu bay được giao cho Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không; gửi cho VKS cùng cấp, người yêu cầu thả tàu bay, người yêu cầu bắt giữ tàu bay, chủ sở hữu tàu bay, người thuê tàu bay, người khai thác tàu bay, hãng hàng không liên quan; Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao trong trường hợp tàu bay bị bắt giữ có yếu tố nước ngoài (khoản 3 Điều 27 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay).

  Trường hợp cán bộ Tòa án không thể đến được cảng hàng không, sân bay thì quyết định có thể được gửi qua fax hoặc thư điện tử (e-mail) theo quy định của pháp luật.

  Cần lưu ý, Tòa án, Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không không được thực hiện việc bắt giữ tàu bay trong trường hợp tàu bay đã sẵn sàng cất cánh.

  Trường hợp chưa thực hiện được việc bắt giữ tàu bay thì quyết định bắt giữ tàu bay vẫn có hiệu lực trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ban hành, trừ trường hợp người yêu cầu bắt giữ tàu bay đề nghị chấm dứt hiệu lực thi hành của quyết định này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét