2.4. Những người tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự

2.4.1. Thành phần giải quyết việc dân sự

VBQPPL:

- BLTTDS (Điều 67)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

· Việc giải quyết các phần liên quan đến TTTM Việt Nam (khoản 2 Điều 31 BLTTDS) thì thành phần giải quyết tuân theo pháp luật về TTTM (khoản 3 Điều 67 BLTTDS).

· Các việc dân sự khác ngoài hai loại việc quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 67 BLTTDS do một Thẩm phán giải quyết (khoản 2 Điều 67 BLTTDS).

2.4.2. Về sự tham gia của đại diện VKS

VBQPPL:

- BLTTDS (khoản 2 Điều 21 và khoản 1 Điều 367)

- Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

· VKS tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự đối với tất cả các loại việc dân sự (khoản 2 Điều 21 BLTTDS).

· Kiểm sát viên vắng mặt thì vẫn tiến hành phiên họp (khoản 1 Điều 367 BLTTDS).

2.4.3. Về sự có mặt của những người tham gia tố tụng

VBQPPL:

- BLTTDS (Điều 20; khoản 2 Điều 367)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

· Người có đơn yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ “phải tham gia phiên họp” theo giấy triệu tập của Tòa án. Hậu quả sự vắng mặt của họ được quy định giống như sự vắng mặt của nguyên đơn (Điều 227 BLTTDS) tại phiên tòa (khoản 2 Điều 367 BLTTDS).

· NCQLNVLQ hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ “được Tòa án triệu tập tham gia phiên họp”. Tòa án có thể triệu tập người làm chứng, người phiên dịch, người giám định. Theo quy định tại khoản 3 Điều 367 BLTTDS thì việc hoãn phiên họp hay vẫn tiến hành phiên họp khi có người vắng mặt do Tòa án quyết định.

· Theo quy định tại Điều 20 BLTTDS thì phải có người phiên dịch trong trường hợp người tham gia tố tụng sử dụng tiếng dân tộc của họ hoặc khi người tham gia tố tụng không sử dụng tiếng Việt.

· Trường hợp người tham gia tố tụng dân sự là người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có người biết ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật để dịch lại.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét