2.3.3. Tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm

2.3.3. Tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm

VBQPPL:

- BLTTDS (các điều 247, 302, 303, 304 và 305)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

Nguyên tắc, nội dung và trình tự tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm tương tự như sơ thẩm. Tuy nhiên, do tính chất và phạm vi xét xử phúc thẩm khác sơ thẩm nên trong phần tranh tụng có những vấn đề cần lưu ý thực hiện như sau:

Trình tự trình bày tại phiên tòa phúc thẩm được tiến hành như sau:

· Trình bày việc kháng cáo, kháng nghị và các vấn đề liên quan đến kháng cáo, kháng nghị:

- Trường hợp vụ án có kháng cáo, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trình bày kháng cáo, đương sự có thể bổ sung; nếu không có người bảo vệ quyền và lợi hợp pháp cho đương sự thì đương sự trình bày kháng cáo;

Lưu ý: Trường hợp tất cả đương sự đều kháng cáo thì việc trình bày được thực hiện theo thứ tự:

+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn kháng cáo và nguyên đơn;

+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn kháng cáo và bị đơn;

+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCQLNVLQ kháng cáo và NCQLNVLQ.

- Trường hợp vụ án có kháng nghị, Kiểm sát viên trình bày nội dung kháng nghị;

- Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự liên quan đến kháng cáo, kháng nghị có quyền trình bày quan điểm về nội dung kháng cáo, kháng nghị.

· Việc xuất trình tài liệu, chứng cứ:

- Đương sự có quyền xuất trình bổ sung tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 96, khoản 3 Điều 302 BLTTDS;

- Kiểm sát viên xuất trình tài liệu, chứng cứ liên quan đến kháng nghị theo quy định tại khoản 6 Điều 97, khoản 3 Điều 302 BLTTDS.

· Thủ tục hỏi và công bố tài liệu, chứng cứ, xem xét vật chứng tại phiên tòa phúc thẩm thực hiện như phiên tòa sơ thẩm. Tuy nhiên, về nội dung, chỉ hỏi và công bố tài liệu, chứng cứ, xem xét vật chứng liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.

· HĐXX tạm ngừng phiên tòa phúc thẩm theo Điều 259 BLTTDS.

· Trình tự tranh luận được tiến hành như sau: 

- Đương sự, người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự chỉ được tranh luận về những vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm. 

- Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi hợp pháp của đương sự phát biểu về tính hợp pháp, tính có căn cứ của kháng nghị. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về những vấn đề mà đương sự đã nêu.

· Sau khi kết thúc tranh luận, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của VKS về việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn phúc thẩm.

· Trường hợp vụ án được xét xử trực tuyến thì thủ tục thực hiện như thủ tục trực tuyến phần sơ thẩm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét