2.3.1. Phần bắt đầu phiên tòa phúc thẩm
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
· Việc chuẩn bị khai mạc phiên tòa và thủ tục bắt đầu phiên tòa được thực hiện tương tự như phiên tòa sơ thẩm.
· Quyết định hoãn phiên tòa
- Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án thì HĐXX ra quyết định hoãn phiên tòa (khoản 2 Điều 56 BLTTDS);
- Vắng Kiểm sát viên:
+ Trường hợp vụ án có kháng nghị của VKS thì hoãn phiên tòa;
+ Trường hợp vụ án không có kháng nghị của VKS thì không hoãn phiên tòa.
- Vắng mặt đương sự:
+ Triệu tập hợp lệ thứ nhất: Vắng mặt người kháng cáo, người liên quan đến nội dung kháng cáo thì Tòa án hoãn phiên tòa;
+ Triệu tập hợp lệ lần thứ hai: Người kháng cáo vắng mặt được coi là từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo trừ trường hợp có đơn yêu cầu xét xử vắng mặt. Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của người đó, trừ trường hợp người đó đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.
Ø Trường hợp người kháng cáo vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa;
Ø Trường hợp có nhiều người kháng cáo, trong đó có người kháng cáo vắng mặt, có người kháng cáo có mặt thì phiên tòa tiếp tục xét xử. Trong phần quyết định của bản án, Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt đó;
Ø Người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị và những người tham gia tố tụng khác đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án.
- Thời hạn hoãn phiên tòa theo Điều 233 BLTTDS (01 tháng).
· Trường hợp vụ án được xét xử trực tuyến thì thủ tục thực hiện như thủ tục trực tuyến phần sơ thẩm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét