2.3. Phiên toà phúc thẩm

2.3.1. Quy định chung về thủ tục phiên toà phúc thẩm

VBQPPL:

- BLTTHS (Điều 354, các mục III, IV, V và VI Chương XXI)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

  Căn cứ vào Điều 354 BLTTHS , thủ tục bắt đầu phiên tòa và thủ tục tranh tụng tại phiên toà phúc thẩm cũng tiến hành như phiên toà sơ thẩm; do đó, về nguyên tắc chung căn cứ vào quy định tại các mục III, IV, V và VI Chương XXI BLTTHS ; và (tham khảo hướng dẫn tại các phần II, III và IV Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP; mục 4 Phần II Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP để tiến hành thủ tục phiên toà phúc thẩm đúng quy định). Cần đọc kỹ các hướng dẫn tại tiểu mục 1.3 mục 1 “Phiên tòa sơ thẩm” trong phần thứ hai “Xét xử các vụ án hình sự” của cuốn Sổ tay này.

2.3.2. Thủ tục bắt đầu phiên toà

VBQPPL:

- BLTTHS (các điều 52, 53, 54, khoản 1 Điều 354, Điều 349, Điều 350, Điều 351 và Điều 467)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

  Trước khi bắt đầu phiên toà yêu cầu Thư ký Toà án phổ biến nội quy phiên toà, những biện pháp đối với người vi phạm trật tự phiên toà quy định tại Điều 467 BLTTHS ; kiểm tra những người được triệu tập tham gia phiên toà và nếu có người vắng mặt cần làm rõ lý do để báo cáo với HĐXX.

  Chủ toạ phiên toà khai mạc phiên toà, đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, mọi người trong phòng xử án đứng dậy.

  Sau khi khai mạc phiên toà, Chủ toạ phiên tòa đề nghị Thư ký Toà án báo cáo danh sách những người được triệu tập tham gia phiên toà phúc thẩm đã có mặt; nếu có người vắng mặt đề nghị báo cáo lý do của sự vắng mặt.

  Thủ tục bắt đầu phiên tòa được tiến hành như phiên tòa sơ thẩm.

2.3.3. Thủ tục xét hỏi tại phiên toà

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

  Trước khi bắt đầu xét hỏi, một thành viên của HĐXX trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị.

  Chủ toạ phiên tòa hỏi người kháng cáo có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo hay không; nếu có thì Chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo.

  Chủ toạ phiên tòa hỏi Kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị hay không; nếu có thì Chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị.

  Việc xét hỏi và các công việc tiếp theo được tiến hành như phiên tòa sơ thẩm.

2.3.4. Tranh luận tại phiên toà;nghị án và tuyên án;thực hiện các công việc sau khi kết thúc phiên toà

VBQPPL:

- BLTTHS (Điều 354 và Điều 355)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

  Khi tranh tụng tại phiên tòa, Kiểm sát viên, người khác liên quan đến kháng cáo, kháng nghị phát biểu ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị.

  Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của VKS về việc giải quyết vụ án.

  Thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm.

  HĐXX nghị án và có thể quyết định: Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm; Sửa bản án sơ thẩm; Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại; Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án; Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.

  Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét