1.4.6.Nghị án và tuyên án

1.4.6.Nghị án và tuyên án

VBQPPL:

- BLTTDS (các điều từ Điều 264 đến Điều 269)

- Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

- Nghị quyết số 33/2021/QH15

- Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

· “Chỉ có thành viên HĐXX mới có quyền nghị án”, điều này cho thấy nguyên tắc nghị án không được tiến hành công khai. HĐXX căn cứ các tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa; kết quả tranh tụng; các quy định của pháp luật; tập quán; tương tự của pháp luật; nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự; án lệ; lẽ công bằng để giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án.

· HĐXX cần căn cứ các quy định của Luật, văn bản hướng dẫn pháp luật từng thời kỳ, các Nghị quyết của HĐTP, đường lối giải quyết của HĐTP thể hiện trong các văn bản rút kinh nghiệm, kết luận hội nghị trực tuyến để giải quyết đúng đắn vụ án.

· Bản án sơ thẩm (Điều 266)

- Tòa án ra bản án nhân danh Nước CHXHCN Việt Nam.

- Bản án bao gồm phần mở đầu, phần nội dung vụ án; phần nhận định và phần quyết định;

- Chủ tọa phiên tòa căn cứ quy định của điều luật, hướng dẫn Mẫu số 52 (ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP) để chuẩn bị dự thảo bản án đối với phần mở đầu và phần nội dung vụ án theo trình bày của các đương sự. Phần nhận định và phần quyết định được hoàn thiện thông qua phần nghị án của HĐXX.

· Tuyên án:

- HĐXX tuyên án với sự có mặt của các đương sự, cơ quan, tổ chức;

- Trường hợp đương sự có mặt tại phiên tòa trong phần bắt đầu phiên tòa và phần tranh tụng nhưng vắng mặt khi tuyên án thì HĐXX vẫn tuyên án, nhưng cần ghi biên bản phiên tòa lý do vắng mặt;

- Trường hợp xét xử kín thì chỉ tuyên phần mở đầu và phần quyết định.

Đối với phiên tòa xét xử trực tuyến thì trong phần mở đầu của bản án, quyết định của Tòa án phải ghi rõ phiên tòa diễn ra tại các điểm cầu nào; ghi rõ họ, tên Kiểm sát viên, công chức Tòa án, VKS hoặc cán bộ tại điểm cầu thành phần; ghi rõ tên đương sự tham gia tại điểm cầu nào.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét