1.3.5.Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật

VBQPPL:

- BLTTDS (Điều 221)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

· Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nếu phát hiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật đó.

· Việc kiến nghị thực hiện như sau:

- Báo cáo và đề nghị Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án:

+ Trường hợp chưa có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phát hiện văn bản vi phạm báo cáo;

+ Trường hợp đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc vụ án đang được xem xét tại phiên tòa thì HĐXX tạm ngừng phiên tòa (theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 259 của BLTTDS) và báo cáo.

- Đề nghị Chánh án TANDTC kiến nghị:

Sau khi nhận báo cáo của Thẩm phán, HĐXX, Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án xử lý như sau:

+ Nếu đồng ý với báo cáo của Thẩm phán, HĐXX, có văn bản đề nghị Chánh án TANDTC kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật;

+ Nếu không đồng ý với báo cáo của Thẩm phán, HĐXX thì trả lời cho Thẩm phán, HĐXX tiếp tục giải quyết vụ án.

· Công việc tiếp theo thuộc quyền hạn, trách nhiệm của Chánh án TANDTC và cơ quan nhận được kiến nghị của Tòa án theo quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 221 BLTTDS.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét