VBQPPL:
- BLTTDS (từ Điều 96 đến Điều 106, Điều 198, điểm a và điểm
đ khoản 2 Điều 203 và Điều 204 BLTTDS)
- Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
1.3.1.1. Yêu cầu đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ
• Khi việc giao nộp
tài liệu, chứng cứ chưa bảo đảm cơ sở giải quyết vụ án.
• Việc giao nộp tài
liệu, chứng cứ theo quy định tại Điều 96 BLTTDS.
1.3.1.2. Tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 97 của BLTTDS
• Việc xác minh,
thu thập tài liệu, chứng cứ được thực hiện trong trường hợp
- Thẩm phán được
phân công giải quyết vụ án xét thấy phải xác minh, thu thập chứng cứ mới có thể
đủ căn cứ để giải quyết vụ án.
• Tòa án có thể tiến
hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ:
- Lấy lời khai của
đương sự:
+ Áp dụng trong trường
hợp đương sự chưa có bản tự khai, đương sự không thể tự viết được bản tự khai
hoặc nội dung bản tự khai chưa đầy đủ, rõ ràng;
+ Nội dung lấy lời
khai của đương sự chỉ tập trung vào những tình tiết mà đương sự khai chưa đầy đủ,
rõ ràng;
+ Thủ tục tiến hành
lấy lời khai của đương sự thực hiện theo quy định tại Điều 98 BLTTDS;
+ Lấy lời khai của
người làm chứng: Trường hợp đương sự yêu cầu hoặc khi Thẩm phán xét thấy cần
thiết, Thẩm phán tiến hành lấy lời khai của người làm chứng tại trụ sở Tòa án
hoặc ngoài trụ sở Tòa án. Việc lấy lời khai của người làm chứng phải thực hiện
theo đúng quy định tại Điều 99 BLTTDS.
- Đối chất giữa các
đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng:
Áp dụng trong trường hợp đương sự yêu cầu hoặc khi Thẩm
phán xét thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng.
- Trưng cầu giám định:
+ Thẩm phán ra quyết
định trưng cầu giám định, giám định bổ sung, giám định lại theo yêu cầu của
đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết;
+ Việc giám định bổ
sung khi nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn
đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc đã được kết luận giám định trước đó;
+ Giám định lại khi
có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác, có vi phạm pháp
luật, hoặc trường hợp đặc biệt theo quyết định của Viện trưởng VKSNDTC, Chánh
án TANDTC theo quy định của Luật giám định tư pháp;
+ Lưu ý: Thẩm phán
ra quyết định trưng cầu giám định theo Mẫu số 06-DS ban hành kèm theo Nghị quyết
số 01/2017/NQ-HĐTP.
- Xem xét, thẩm định
tại chỗ:
+ Áp dụng trong trường
hợp đương sự yêu cầu hoặc khi Thẩm phán xét thấy cần thiết;
+ Thẩm phán ra quyết
định theo Mẫu số 05-DS (ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP);
+ Trình tự, thủ tục
thực hiện theo quy định tại Điều 101 BLTTDS.
- Định giá tài sản,
thẩm định giá tài sản được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 104 BLTTDS. Mẫu
quyết định định giá tài sản theo Mẫu số 08-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số
01/2017/NQ-HĐTP.
- Ủy thác thu thập,
xác minh tài liệu, chứng cứ:
+ Tòa án đang giải
quyết vụ án có thể ra quyết định ủy thác cho Tòa án khác trong nước hoặc cơ
quan có thẩm quyền của Việt Nam hay cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài mà nước
đó và CHXHCN Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế thực hiện một hoặc
một số biện pháp để thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;
+ Trình tự thủ tục
theo quy định tại Điều 105 BLTTDS, trường hợp ủy thác cho cơ quan có thẩm quyền
nước ngoài thì phải thực hiện đúng quy định của Luật Tương trợ tư pháp, Thông
tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC (xem 1.3.6 tiểu mục 1.3 mục 1 Phần
A trong Phần thứ ba này).
- Tòa án chỉ ra quyết
định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ:
+ Trong trường hợp
đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà vẫn không thể tự mình thu thập
được tài liệu, chứng cứ nên đã đề nghị Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ;
+ Yêu cầu cơ quan, tổ
chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ bằng cách ra quyết định yêu cầu cơ
quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ cung cấp tài liệu, chứng cứ cho
Tòa án theo Mẫu số 12-DS (ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP).
- Xác minh sự có mặt
hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú:
+ Áp dụng trong trường
hợp đương sự khác yêu cầu hoặc khi Tòa án xét thấy cần thiết;
+ Biện pháp thực hiện:
Ø Gửi công văn yêu cầu
các cơ quan chức năng cung cấp thông tin về tình trạng cư trú của đương sự;
Ø Trực tiếp xác
minh, thu thập chứng cứ để xác định nơi cư trú của đương sự.
- Các biện pháp khác
theo quy định của BLTTDS.
• Sắp xếp tài liệu,
chứng cứ sau khi thu thập theo nguyên tắc:
- Các giấy tờ, tài
liệu trong hồ sơ vụ án dân sự phải được đánh số bút lục, sắp xếp theo thứ tự
ngày, tháng, năm;
- Giấy tờ, tài liệu
có trước thì để ở dưới, giấy tờ, tài liệu có sau thì để ở trên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét