1.3. Xử lý tài sản thế chấp

1.3. Xử lý tài sản thế chấp

VBQPPL:

- BLDS (các điều từ Điều 292 đến Điều 308 và từ Điều 317 đến Điều 327)

- Luật Đất đai (Điều 167, Điều 188)

- Luật Nhà ở (Điều 122, các điều từ Điều 144 đến Điều 149)

- Nghị định số 21/2021/NĐ-CP

- Nghị định số 102/2017/NĐ-CP

- Án lệ số 11/2017/AL

- Án lệ số 36/2020/AL

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

· Thế chấp là biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng thường được áp dụng cho loại hợp đồng vay tiền. Vì vậy, đồng thời với việc giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền thì Toà án cũng phải giải quyết về tài sản thế chấp.

· Giao dịch thế chấp cũng là một hợp đồng nên cũng phải tuân theo các quy định có hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng thế chấp có thể được lập thành văn bản riêng, cũng có thể ghi ngay trong hợp đồng mà nó bảo đảm nhưng hợp đồng thế chấp vẫn có hiệu lực độc lập và phải tuân thủ các quy định về hợp đồng thế chấp.

· Việc thế chấp quyền sử dụng đất và thế chấp nhà đều phải được công chứng hoặc chứng thực. (Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại UBND cấp xã). Cần phân biệt như sau:

- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thế chấp nhà là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng (khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở);

- Việc thế chấp quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính (khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai).

· Hiệu lực đối kháng với người thứ 3 (Điều 297 BLDS ): Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký hoặc bên nhận thế chấp nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản thế chấp; khi thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận thế chấp được quyền truy đòi tài sản thế chấp và được quyền thanh toán theo quy định tại Điều 308 của BLDS và luật khác có liên quan.

Phương thức xử lý tài sản thế chấp được quy định tại Điều 303 BLDS.

· Lưu ý: Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản thế chấp thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.

· Người đang giữ tài sản thế chấp có nghĩa vụ giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp (Bên cho vay) để xử lý khi đến hạn mà Bên vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. Trường hợp người đang giữ tài sản không giao tài sản thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác (Điều 301 BLDS ).

· Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản thế chấp được thực hiện theo quy định tại Điều 307 BLDS .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét