【PHẦN THỨ SÁU - BẮT GIỮ TÀU BIỂN】1.3. Xác định người có quyền yêu cầu

1.3.1. Người có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT bắt giữ tàu bay, tàu biển

VBQPPL:

- BLTTDS (Điều 111, khoản 16 Điều 114, Điều 131)

- Luật TTTM (Điều 7)

- Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay (Điều 4 và Điều 13)

- Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển (Điều 28)

- Nghị định số 02/2012/NĐ-CP

- Nghị định số 57/2010/NĐ-CP

- Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

  Đối với yêu cầu bắt giữ tàu bay, chỉ những người sau đây mới có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền áp dụng BPKCTT bắt giữ tàu bay:

-  Những người khởi kiện vụ án dân sự (nguyên đơn) sau đây có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng BPKCTT bắt giữ tàu bay:

    • Chủ sở hữu tàu bay;
    • Chủ nợ trong trường hợp tàu bay là tài sản bảo đảm;
    • Người thứ ba ở mặt đất bị thiệt hại do tàu bay đang bay gây ra;
    • Người khác có quyền, lợi ích liên quan đối với tàu bay bao gồm: người cho thuê tàu bay, người khai thác tàu bay hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đối với tàu bay theo quy định của Luật Hàng không dân dụng nhưng không phải là chủ nợ, chủ sở hữu, người thứ ba ở mặt đất bị thiệt hại (khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay).

-  Những người yêu cầu giải quyết việc dân sự (người yêu cầu) sau đây có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền áp dụng BPKCTT bắt giữ tàu bay:

    • Người được thi hành án có quyền, lợi ích đối với tàu bay đã nộp đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết việc dân sự đó áp dụng BPKCTT;
    • Nguyên đơn trong tố tụng trọng tài có quyền yêu cầu Tòa án nơi có cảng hàng không, sân bay có tàu bay hạ cánh, sẽ hạ cánh áp dụng BPKCTT.

-  Cơ quan THADS đối với việc THADS liên quan đến tàu bay.

Lưu ý:

  • Chỉ được yêu cầu áp dụng BPKCTT bắt giữ tàu bay khi Tòa án, Trọng tài đã thụ lý giải quyết vụ án, vụ việc (Điều 131 BLTTDS). 
  • Trường hợp TAND cấp huyện đang giải quyết vụ án mà có yêu cầu áp dụng BPKCTT bắt giữ tàu bay thì TAND cấp huyện vẫn có thẩm quyền ra quyết định áp dụng BPKCTT bắt giữ tàu bay (khoản 1 Điều 111 BLTTDS).

  Đối với yêu cầu bắt giữ tàu biển, chỉ những người sau đây mới có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền áp dụng BPKCTT bắt giữ tàu biển:

-  Những người khởi kiện vụ án dân sự sau đây có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng BPKCTT bắt giữ tàu biển:

    • Người yêu cầu bắt giữ tàu biển đồng thời là người đã khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án;
    • Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự;

-    Những người yêu cầu giải quyết việc dân sự (người yêu cầu) sau đây có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền áp dụng BPKCTT bắt giữ tàu biển:

    • Người được thi hành án có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đối với tàu biển đã nộp yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết việc dân sự đó áp dụng;
    • Đương sự trong tố tụng trọng tài có quyền, lợi ích liên quan đối với tàu biển có quyền yêu cầu Tòa án nơi BPKCTT được áp dụng.


1.3.2 Người có quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự liên quan đến việc bắt giữ tàu bay, tàu biển

VBQPPL:

- BLTTDS (khoản 3 Điều 31, Điều 420, Chương XXXIV)

- Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay (Điều 31)

- Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển (Điều 12 và Điều 43)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

  Đối với yêu cầu bắt giữ tàu bay, chỉ những người sau đây mới có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền thụ lý, giải quyết việc dân sự liên quan đến việc bắt giữ tàu bay (khoản 1 Điều 420 BLTTDS):

  • Chủ sở hữu tàu bay;
  • Chủ nợ trong trường hợp tàu bay là tài sản bảo đảm;
  • Người thứ ba ở mặt đất bị thiệt hại do tàu bay đang bay gây ra;
  • Người có quyền, lợi ích liên quan đối với tàu bay bao gồm: người cho thuê tàu bay, người khai thác tàu bay hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đối với tàu bay theo quy định của Luật Hàng không dân dụng nhưng không phải là chủ nợ, chủ sở hữu, người thứ ba ở mặt đất bị thiệt hại (khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay).

Lưu ý: Đương sự trong vụ án dân sự, đương sự trong tố tụng trọng tài không có quyền yêu cầu Tòa áp thụ lý, giải quyết việc dân sự liên quan đến việc bắt giữ tàu bay đó.

  Đối với yêu cầu bắt giữ tàu biển, chỉ những người sau đây mới có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền thụ lý, giải quyết việc dân sự liên quan đến việc bắt giữ tàu biển (khoản 2 Điều 420 BLTTDS):

  • Người có khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển;
  • Người được thi hành án theo pháp luật THADS có quyền yêu cầu thông qua cơ quan THADS có thẩm quyền (Điều 43 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển);

Lưu ý: Đương sự trong vụ án dân sự, đương sự trong tố tụng trọng tài không có quyền yêu cầu Tòa áp thụ lý, giải quyết việc dân sự liên quan đến việc bắt giữ tàu biển đó.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét