Cần nghiên cứu kỹ cả về nội dung sự việc và thủ tục tố
tụng
1.2.1. Xác định thẩm quyền xét xử vụ án
VBQPPL:
- BLHS (Điều 9)
- BLTTHS (các điều 268, 269, 270, 271, 272, 273, 274, 275
và 444)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Căn cứ vào Chương
XXI và Điều 444 BLTTHS và tham khảo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA hướng dẫn về thẩm quyền xét xử của Toà án
quân sự để xác định vụ án có thuộc thẩm quyền của Toà án mình hay không.
• Xác định thẩm quyền
xét xử của Toà án.
- Xác định thẩm quyền
xét xử của TAND cấp huyện và TAQS khu vực (căn cứ vào khoản 1 Điều 268 BLTTHS);
- Xác định thẩm quyền
xét xử của TAND cấp tỉnh và TAQS quân khu (căn cứ vào khoản 2 Điều 268 BLTTHS);
- Xác định tội phạm
ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng cần căn cứ vào khoản 1 Điều 9 BLHS. Cần chú ý căn cứ vào mức
cao nhất của khung hình phạt theo tội danh và điều khoản bị can bị truy tố để
xác định đó là loại tội phạm gì, cụ thể là:
+ Mức cao nhất của
khung hình phạt là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ, hoặc phạt tù đến 03
năm tù là tội phạm ít nghiêm trọng;
+ Mức cao nhất của
khung hình phạt từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù là tội phạm nghiêm trọng;
+ Mức cao nhất của
khung hình phạt từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù là tội phạm rất nghiêm trọng;
+ Mức cao nhất của
khung hình phạt từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình là
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Lưu ý: Vụ án có nhiều bị can bị truy tố theo nhiều điều khoản
khác nhau thì căn cứ vào điều khoản có khung hình phạt cao nhất để xác định bị
can phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt
nghiêm trọng.
• Xác định thẩm quyền
xét xử theo lãnh thổ và thẩm quyền xét xử những tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc
tàu biển của nước CHXHCN Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc ngoài
lãnh hải của Việt Nam.
- Trường hợp này cần
căn cứ vào Điều 269 và Điều 270 BLTTHS. Thông thường việc xác định thẩm quyền
theo lãnh thổ do VKS xác định khi quyết định truy tố;
- Xác định thẩm quyền
xét xử theo lãnh thổ vụ án hình sự về các tội phạm do pháp nhân thực hiện cần
căn cứ vào Điều 444 BLTTHS;
- Do BLTTHS quy định
thẩm quyền của Tòa án là nơi xảy ra tội phạm hoặc nơi kết thúc điều tra vụ án
nên một số vụ án sẽ được xét xử tại Tòa án nơi CQĐT kết thúc việc điều tra vụ
án.
• Xác định thẩm quyền
xét xử của TAQS
- Xác định đối tượng
thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS cần căn cứ vào Điều 272 và Điều 273 BLTTHS và
tham khảo hướng dẫn tại Phần I Thông tư liên tịch số
01/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA;
- Xác định thẩm quyền
xét xử của TAQS cần căn cứ vào Điều 269, Điều 272 BLTTHS và tham khảo hướng dẫn
tại Phần II Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA;
- Xác định thẩm quyền
xét xử sơ thẩm của TAQS các cấp cần căn cứ vào Điều 268 BLTTHS và tham khảo hướng
dẫn tại Phần III Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA.
• Kết quả của việc
xác định thẩm quyền xét xử
- Nếu vụ án thuộc thẩm
quyền xét xử của Toà án mình thì tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung;
- Nếu vụ án không
thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án mình thì căn cứ vào Điều 274 BLTTHS trả hồ
sơ vụ án cho VKS đã truy tố để chuyển đến VKS có thẩm quyền;
- Nếu có tranh chấp
về thẩm quyền xét xử thì căn cứ vào Điều 275 BLTTHS báo cáo Chánh án Toà án có
thẩm quyền giải quyết xem xét, quyết định.
1.2.2. Xác định thời hạn chuẩn bị xét xử
VBQPPL:
- BLTTHS (Điều 277)
- Nghị quyết số 33/2021/QH15
- Thông tư liên tịch số
05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP
- Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Căn cứ vào Điều
277 BLTTHS để xác định thời điểm kết thúc thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án cụ thể
đó để bảo đảm việc xét xử vụ án trong thời hạn luật định, đặc biệt là trường hợp
Thẩm phán được phân công Chủ tọa phiên tòa ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
• Chỉ được gia hạn
thời hạn chuẩn bị xét xử đối với vụ án phức tạp. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị
xét xử cần thực hiện đúng quy định tại khoản 1 Điều 277 BLTTHS.
• Đối với vụ án giải
quyết theo thủ tục thông thường thì trong thời hạn chậm nhất 07 ngày, đối với vụ
án giải quyết theo thủ tục rút gọn thì trong thời hạn chậm nhất 02 ngày, trước
khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán được phân công Chủ tọa phiên
tòa phải xem xét giải quyết như sau:
- Đánh giá vụ án có
thuộc hay không thuộc trường hợp được tổ chức phiên tòa trực tuyến quy định tại
khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 33/2021/QH15 , đó là:
+ Vụ án có tình tiết,
tính chất đơn giản;
+ Tài liệu, chứng cứ
trong hồ sơ vụ án rõ ràng;
+ Trừ các trường hợp
liên quan đến bí mật nhà nước.
- Đánh giá thực trạng
cơ sở vật chất, kỹ thuật theo quy định tại Điều 4, Điều 5 của Thông tư liên tịch
số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP, cụ thể:
+ Phòng xử án tại điểm
cầu trung tâm được tổ chức theo quy định tại Thông tư số 0S1/2017/TT-TANDTC về
phòng xử án và bảo đảm một số yêu cầu cụ thể như sau:
Ø Phòng xử án được
trang bị hệ thống trực tuyến bao gồm trang thiết bị điện tử, cơ sở hạ tầng công
nghệ thông tin riêng biệt với trang thiết bị công nghệ thông tin thông thường
khác của Tòa án;
Ø Phòng xử án trang
bị các thiết bị phục vụ phiên tòa trực tuyến như sau: Hệ thống chiếu sáng; hệ
thống đường truyền và thiết bị mạng; hệ thống âm thanh (loa, micro, tăng âm, bộ
trộn âm thanh); thiết bị hiển thị hình ảnh tại điểm cầu trung tâm và các điểm cầu
thành phần phiên tòa trực tuyến; thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình, phần mềm
truyền hình trực tuyến; thiết bị camera ghi hình toàn bộ diễn biến phiên tòa;
thiết bị lưu trữ dữ liệu; máy chiếu vật thể dùng để trình chiếu tài liệu, chứng
cứ tại phiên tòa; thiết bị lưu điện.
+ Phiên tòa trực tuyến
chỉ được kết nối tối đa không quá 03 điểm cầu thành phần và phải bảo đảm các
yêu cầu sau đây:
Ø Đối với phiên tòa
hình sự mà có đương sự không tham gia phiên tòa tại điểm cầu thành phần đặt tại
cơ sở giam giữ hoặc điểm cầu trung tâm thì điểm cầu thành phần mà đương sự đó
tham gia phải bảo đảm các yêu cầu phải bảo đảm không gian tại điểm cầu lịch sự,
nghiêm túc, yên tĩnh; ánh sáng phù hợp không gian, tránh ngược sáng, màu sắc phản
cảm; bảo đảm hình ảnh, không gian xung quanh người tham gia được hiển thị đầy đủ
trên màn hình trình chiếu; các thiết bị điện tử phù hợp bảo đảm việc truyền âm
thanh và hình ảnh tại phiên tòa được thực hiện rõ nét, không gián đoạn;
Ø Đối với phiên tòa
hình sự mà điểm cầu thành phần đặt tại cơ sở giam giữ thì phải bảo đảm các yêu
cầu quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số
05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP; bố trí quốc huy và bục khai báo cho bị
cáo bảo đảm phù hợp với quy định Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC về phòng xử án.
Trường hợp có người tham gia tố tụng khác thì phải bố trí vị trí phù hợp, nhưng
phải bảo đảm trang nghiêm, an toàn. Đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi thì việc
bố trí vị trí cho bị cáo, người đại diện, người bào chữa phải phù hợp với quy định
về phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và
người chưa thành niên.
- Phải thông báo bằng
văn bản cho VKS có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử có ý
kiến về việc mở phiên tòa trực tuyến;
- Việc mở phiên tòa
trực tuyến phải được ghi rõ trong Quyết định đưa vụ án ra xét xử về điểm cầu
trung tâm và số lượng điểm cầu thành phần.
- Phối hợp với Tòa
án bố trí điểm cầu thành phần (điểm cầu thành phần là không gian tổ chức phiên
tòa xét xử vụ án do Tòa án tổ chức hoặc chấp nhận) tại điểm cầu do Trung tâm trợ
giúp pháp lý nhà nước bố trí (khoản 3 Điều 8 Thông tư liên tịch số
05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP).
1.2.3. Xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn
VBQPPL:
- BLTTHS (các điều 113, 119, 121, 122, 123, 124, 125 và
278)
- Thông tư liên tịch số
06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Nếu xét thấy cần
áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn như bảo lĩnh, đặt tiền để bảo
đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh thì căn cứ vào Điều 278 và các
điều 121, 122, 123, 124 và 125 BLTTHS và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số
06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC để ra quyết định.
• Việc áp dụng, thay
đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế đối với người bị buộc
tội là người dưới 18 tuổi được thực hiện theo quy định tại Điều 419 BLTTHS.
• Lưu ý: Khi cần
thay đổi từ biện pháp tạm giam sang biện pháp ngăn chặn khác hoặc ngược lại thì
chỉ có Chánh án hoặc Phó Chánh án được Chánh án ủy quyền mới có quyền quyết định
áp dụng biện pháp ngăn chặn. Khi thấy cần thiết thay đổi biện pháp ngăn chặn
trong trường hợp này thì căn cứ vào khoản 1, khoản 2 Điều 278 và các điều tương
ứng 113, 119 BLTTHS, Thẩm phán được phân công xét xử báo cáo Chánh án hoặc Phó
Chánh án Toà án quyết định. Trường hợp Thẩm phán được phân công làm chủ toạ
phiên toà là Chánh án hoặc Phó Chánh án được Chánh án ủy quyền thì có quyền hạn
này, nhưng khi ký Lệnh tạm giam hoặc Lệnh bắt tạm giam cần phải ghi là Chánh án
hoặc Phó Chánh án. HĐXX ra lệnh tạm giam trong những trường hợp quy định tại
khoản 3 Điều 278 BLTTHS.
1.2.4. Nghiên cứu hồ sơ vụ án
VBQPPL:
- BLHS (điểm q khoản 1 Điều 51)
- BLTTHS (điểm a khoản 1 Điều 45, điểm a khoản 1 Điều 46,
Điều 75, Điều 85, Điều 252, Điều 253, Điều 254, Điều 277, Điều 283, khoản 1 Điều
307, Chương XXVIII)
- Giải đáp số 01/GĐ-TANDTC ngày 25/7/2016
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Cần nghiên cứu hồ
sơ vụ án cả về thủ tục tố tụng và nội dung vụ án. Phải nghiên cứu đầy đủ các
tài liệu, chứng cứ, tình tiết về từng sự việc, về từng tội danh của bị cáo
trong vụ án theo thứ tự hợp lý.
• Về thủ tục tố tụng
cần nghiên cứu xem xét việc tiến hành điều tra, truy tố có tuân thủ các quy định
của BLTTHS và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan hay chưa để xác định các
hành vi tố tụng của CQĐT, Điều tra viên, VKS, Kiểm sát viên có hợp pháp hay
không vì điều này giúp cho việc xem xét khiếu nại các hành vi tố tụng trong quá
trình giải quyết vụ án và đánh giá chứng cứ có được thu thập hợp pháp hay
không.
• Về nội dung vụ án,
cần nghiên cứu đầy đủ toàn diện các tài liệu có trong hồ sơ vụ án về những vấn
đề phải chứng minh trong vụ án hình sự quy định tại Điều 85 BLTTHS để ra một
trong các quyết định quy định tại khoản 1 Điều 277 BLTTHS.
• Phương pháp nghiên
cứu hồ sơ vụ án:
Phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án có thể được thay đổi
linh hoạt tuỳ thuộc vào từng vụ án và kỹ năng của mỗi Thẩm phán. Thông thường,
được tiến hành như sau:
- Nghiên cứu bản cáo
trạng và đối chiếu bản cáo trạng với bản kết luận điều tra; trên cơ sở đó xác định
thứ tự nghiên cứu các tình tiết về từng sự việc, về từng tội của từng vụ án thế
nào cho hợp lý. Ví dụ: trong vụ án có nhiều bị can bị truy tố về nhiều tội khác
nhau, thì cần xác định thứ tự nghiên cứu hồ sơ vụ án như thế nào cho hợp lý.
Nghiên cứu về từng hành vi phạm tội đối với các bị can hay nghiên cứu đối với từng
bị can về tất cả các hành vi phạm tội của họ v.v…;
- Nghiên cứu các lời
khai của những người tham gia tố tụng theo thứ tự: bị can; người bị hại; nguyên
đơn dân sự; bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc
người đại diện hợp pháp của những người này; người làm chứng theo trình tự thời
gian;
- Nghiên cứu các văn
bản nhận xét, báo cáo của cơ quan, tổ chức; kết luận giám định và các tài liệu
khác có trong hồ sơ vụ án;
- Cần đọc kỹ các văn
bản quy phạm pháp luật về các lĩnh vực chuyên môn liên quan đến việc giải quyết
vụ án (cần đọc toàn văn để hiểu đúng tinh thần và nội dung của văn bản đó);
- Cần ghi chép những
chứng cứ xác định có tội và những chứng cứ xác định không có tội (cần ghi số
bút lục để dễ tìm kiếm khi cần thiết);
- Căn cứ vào quy định
tại khoản 1 Điều 307 BLTTHS, cần có kế hoạch xét hỏi cụ thể hợp lý.
• Những vấn đề cần
lưu ý khi nghiên cứu hồ sơ vụ án:
- Đối chiếu lý lịch
bị can, bị cáo, trích lục tàng thư căn cước, bản tự khai của bị can, bị cáo với
phần lý lịch của bị can tại bản kết luận điều tra, cáo trạng. Đối với các bị
can, bị cáo có tiền án, tiền sự phải đối chiếu thêm lý lịch với trích lục bản
án, quyết định xử lý vi phạm hành chính. Kiểm tra biên bản bắt, quyết định tạm
giữ, tạm giam. Kiểm tra xem đầy đủ người tham gia tố tụng chưa;
- Đối với bị cáo thuộc
trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa; bị hại, người có liên quan bắt buộc
cần có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì kiểm tra thủ tục người bào chữa,
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp xem đã đầy đủ chưa. Người bảo vệ, người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có bảo đảm tư cách tham gia tố tụng hay không;
- Trong số các bị
can, bị cáo bị truy tố, có bị can nào bị truy tố về tội có mức cao nhất của
khung hình phạt là chung thân hoặc tử hình hay không; nếu có một trong các trường
hợp này thì cần chú ý về thành phần HĐXX gồm 5 người (hai Thẩm phán và ba Hội
thẩm) khi quyết định đưa vụ án ra xét xử (Điều 254 BLTTHS);
- Trong số các bị
cáo có ai là người dưới 18 tuổi hay không; nếu có thì phải tuân thủ các quy định
của BLTTHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội (Điều 75 và Chương XXVIII
BLTTHS);
- Trong số các bị
cáo bị truy tố có bị cáo nào là người bị truy tố có mức hình phạt cao nhất là
20 năm tù, chung thân, tử hình; người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất
hay không để bảo đảm quyền bào chữa cho họ (các điều 75, 76 BLTTHS);
- Hệ thống các chứng
cứ gỡ tội, các chứng cứ buộc tội;
- Các biện pháp tư
pháp, vấn đề dân sự trong vụ án hình sự;
- Trường hợp cần xác
minh, thu thập, bổ sung chứng cứ thì căn cứ quy định tại Điều 252 và Điều 253
BLTTHS và tham khảo Giải đáp số 01/GĐ-TANDTC ngày 25/7/2016.
- Trường hợp vụ án đã có quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án nhưng xét thấy có lý do để hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ vụ án hoặc có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ vụ án nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì Thẩm phán đã ra quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án ra quyết định phục hồi vụ án. Trường hợp Thẩm phán đó không thể thực hiện được thì Chánh án ra quyết định phục hồi (khoản 1 Điều 283 BLTTHS).
1.2.5. Ra quyết định, văn bản
VBQPPL:
- BLTTHS (Điều 45, khoản 2 Điều 155, khoản 3, 4, 5, 6 và 7
Điều 157, các điều 160, 176, 179, 229, 255, 277, 280, 283 và 284)
- Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP
- Nghị quyết số 33/2021/QH15
- Thông tư liên tịch số
05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Nếu xét thấy hồ sơ
vụ án có đủ các điều kiện để đưa ra xét xử thì căn cứ vào các điều 45, 277 và
255 BLTTHS để ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Quyết định đưa vụ án ra xét xử
phải làm đúng theo mẫu số 20-HS ban hành kèm theo Nghị quyết số
05/2017/NQ-HĐTP.
• Nếu xét thấy có một
trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 280 BLTTHS , thì căn cứ vào các
điều 45, 277 và 280 BLTTHS ; hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số
02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP để ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ
sung. Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần
và HĐXX chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần. Quyết định trả hồ sơ để
điều tra bổ sung cần làm đúng theo mẫu số 33-HS, 34-HS ban hành kèm theo Nghị
quyết số 05/2017/NQ-HĐTP.
• Nếu xét thấy có một
trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 281 BLTTHS , thì căn cứ vào các
điều 45, 229, 277 và 281 BLTTHS để ra quyết định tạm đình chỉ vụ án; quyết định
tạm đình chỉ vụ án phải làm đúng theo mẫu số 36-HS ban hành kèm theo Nghị quyết
số 05/2017/NQ-HĐTP. Cần chú ý trong trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà
căn cứ để tạm đình chỉ không liên quan đến tất cả các bị can, bị cáo thì có thể
tạm đình chỉ đối với từng bị can, bị cáo.
• Nếu xét thấy có một
trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 155; các khoản 3, 4, 5, 6 và 7
Điều 157 BLTTHS hoặc khi VKS rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên
toà thì căn cứ vào các điều 45, 277 và 282 BLTTHS để ra quyết định đình chỉ vụ
án. Quyết định đình chỉ vụ án phải làm đúng theo mẫu số 39-HS ban hành kèm theo
Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP. Trong trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo
mà căn cứ để đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can, bị cáo thì
có thể đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo.
• Khi xét thấy cần bổ
sung tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án mà không phải trả hồ
sơ để điều tra bổ sung thì Thẩm phán chủ toạ phiên tòa yêu cầu VKS bổ sung. Văn
bản yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ phải nêu rõ tài liệu, chứng cứ cần bổ
sung và gửi cho VKS cùng cấp theo đúng quy định tại Điều 284 BLTTHS .
• Trường hợp vụ án
được xét xử bằng hình thức trực tuyến
- Trong quyết định
đưa vụ án ra xét xử phải ghi rõ phiên tòa được xét xử bằng hình thức trực tuyến;
giấy triệu tập người tham gia tố tụng tham gia phiên tòa phải ghi rõ điểm cầu
mà họ tham gia (Điều 9 Thông tư liên tịch số
05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP);
- Đối với người tham
gia tố tụng được triệu tập tham gia phiên tòa tại điểm cầu thành phần, giấy triệu
tập phải ghi rõ yêu cầu khi tham gia phiên tòa (Điều 11 Thông tư liên tịch số
05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP), cụ thể:
+ Tuân thủ quy định
nội quy phòng xử án;
+ Luôn để thiết bị
điện tử ở trạng thái mở camera và bật âm thanh micro; khi được yêu cầu thì mới
phát biểu;
+ Không được tạo các
tạp âm khác trong khi thiết bị điện tử đang để chế độ mở tiếng, gây ảnh hưởng đến
phiên tòa;
+ Người tham gia
phiên tòa phải mặc trang phục nghiêm chỉnh; không đứng dậy hay rời đi trong thời
gian xét xử khi chưa được Chủ tọa phiên tòa cho phép; không chụp ảnh, ghi âm,
ghi hình, ghi hình có âm thanh, phát tán tài liệu hoặc phát tán thông tin tài
khoản đăng nhập vào hệ thống xét xử trực tuyến, phát trực tiếp phiên tòa trên
không gian mạng;
+ Đương sự, người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia phiên tòa trực tuyến phải xuất
trình một trong các giấy tờ tùy thân (như chứng minh thư nhân dân, căn cước
công dân, hộ chiếu, thẻ luật sư, thẻ trợ giúp viên pháp lý) để đối chiếu. Trường
hợp đương sự ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng thì người được ủy quyền
còn phải xuất trình văn bản ủy quyền.
1.2.6. Triệu tập những người đến phiên toà
VBQPPL:
- BLTTHS (Điều 279, Điều 287, Điều 295, Điều 296)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Căn cứ vào quyết định
đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên toà
(Điều 287 BLTTHS ). Việc triệu tập này phải được làm thành văn bản và tuỳ vào từng
đối tượng cụ thể để có hình thức văn bản phù hợp.
• Trong quá trình
xét xử, khi xét thấy cần thiết, HĐXX có thể triệu tập Điều tra viên, người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng đã thụ lý, giải quyết vụ án và những người
khác đến phiên tòa để trình bày các vấn đề liên quan đến vụ án (Điều 296 BLTTHS
).
• Người phiên dịch,
người dịch thuật tham gia phiên tòa khi được Tòa án triệu tập theo quy định tại
Điều 296 BLTTHS . Trường hợp người phiên dịch, người dịch thuật vắng mặt mà
không có người khác thay thế thì HĐXX quyết định hoãn phiên tòa.
• Giải quyết đề nghị
của người tham gia tố tụng về việc vắng mặt tại phiên tòa cần căn cứ vào quy định
tại điểm d khoản 1 Điều 279 BLTTHS .
1.2.7. Giao các quyết định của Toà án
VBQPPL:
- BLTTHS (Điều 286)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Sau khi ban hành
các quyết định, Thẩm phán cần chuyển các quyết định đó cho bộ phận chức năng của
Toà án để giao, gửi theo quy định tại Điều 286 BLTTHS và đúng đối tượng nhận được
ghi trong “nơi nhận” của quyết định.
1.2.8. Kiểm tra các việc chuẩn bị cho mở phiên toà sơ thẩm xét xử vụ án
• Cần kiểm tra các việc chuẩn bị cho việc mở phiên toà sơ thẩm xét xử vụ án đã được thực hiện đầy đủ hay chưa; nếu có việc nào chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ hoặc thực hiện chưa đúng quy định của pháp luật tố tụng thì kịp thời sửa đổi, bổ sung, tránh việc hoãn phiên toà vì những thiếu sót này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét