• Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Thẩm phán được Chánh án phân công xét đơn khởi kiện nghiên cứu đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo và ra một trong các quyết định sau:
1.1.2.1. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện
• Căn cứ: Trường hợp
đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 189 của BLTTDS
và Mẫu số 23-DS (ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP).
• Hình thức: Ra văn
bản thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, theo mẫu số 26-DS (ban
hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP).
• Nội dung thông
báo: Nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung và yêu cầu người khởi kiện thực
hiện trong thời hạn do Thẩm phán ấn định nhưng không quá 01 tháng (trường hợp đặc
biệt, Thẩm phán có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày).
1.1.2.2. Trả lại đơn khởi kiện
Việc trả đơn khởi kiện phải thực hiện đúng theo quy định tại khoản 1 Điều 192 BLTTDS và Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP, cụ thể như sau:
• Người khởi kiện không có quyền khởi kiện:
Là trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhưng không thuộc một trong các chủ thể quy định tại Điều 186, Điều 187 BLTTDS hoặc yêu cầu khởi kiện của họ không cần xác minh, thu thập chứng cứ cũng đủ căn cứ kết luận là không có việc quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm hoặc cần bảo vệ.
• Chưa có đủ điều kiện khởi kiện: Là trường hợp pháp luật có quy định về các điều kiện khởi kiện, nhưng người khởi kiện đã nộp đơn khởi kiện tại Tòa án trong khi chưa có đủ các điều kiện đó.
Ví dụ:
- Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất thì phải có điều kiện đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành mới được khởi kiện tại Tòa án (Điều 203 Luật Đất đai).
- DN bảo hiểm chỉ có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền mà DN bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm sau khi đã chi trả bồi thường (điểm e Điều 17 Luật KDBH).
- Cổ đông, nhóm cổ đông phải có điều kiện sở hữu ít nhất 1% tổng số cổ phần phổ thông mới có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới của các thành viên HĐQT, giám đốc, tổng giám đốc (khoản 1 Điều 160 Luật DN).
- Việc bị bác yêu cầu xin ly hôn thì sau một năm, kể từ ngày bản án bác yêu cầu xin ly hôn có hiệu lực pháp luật mới lại được yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn.
• Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 192 BLTTDS.
• Không nộp tiền tạm ứng án phí đúng thời hạn:
Trường hợp đã nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí của Tòa án mà hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 195 của BLTTDS, người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng.
• Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (là trường hợp theo quy định của pháp luật thì nội dung khởi kiện thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức khác hoặc đang do cơ quan, tổ chức khác giải quyết).
• Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán:
- Việc sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 193 BLTTDS, nếu người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện đúng thời hạn theo yêu cầu của Thẩm phán thì trả đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện;
- Về việc ghi địa chỉ nơi cư trú của bị đơn, NCQLNVLQ trong đơn khởi kiện: Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 189, điểm e khoản 1 Điều 192 BLTTDS và Điều 5, Điều 6 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP.
• Người khởi kiện rút đơn khởi kiện:
- Khi người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện thì trả đơn khởi kiện.
- Lưu ý: Khi
trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, Thẩm
phán phải có văn bản nêu rõ lý do trả lại đơn khởi kiện, đồng thời gửi cho VKS
cùng cấp. Đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ mà Thẩm phán trả lại cho người khởi
kiện phải được sao chụp và lưu tại Tòa án để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến
nghị khi có yêu cầu.
1.1.2.3.Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác
• Xác định thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh theo quy định tại Điều 35 và 37 BLTTDS . Cần lưu ý những vấn đề sau:
- Yếu tố đương sự ở nước ngoài phải được xác định tại thời điểm thụ lý, trường hợp sau khi thụ lý xong, đương sự mới di chuyển ra nước ngoài hoặc đương sự nhập cảnh vào Việt Nam thì vụ việc vẫn không thay đổi thẩm quyền;
- TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện mà TAND cấp tỉnh lấy lên để giải quyết nếu xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của TAND cấp huyện.
• Thẩm quyền theo lãnh thổ:
- Điều 39 BLTTDS quy định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự là Tòa án nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc (cá nhân), có trụ sở (cơ quan, tổ chức); các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc (cá nhân), nơi có trụ sở (cơ quan, tổ chức) của nguyên đơn; trường hợp đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết;
- Tuy nhiên, khi xác định thẩm quyền theo lãnh thổ cần lưu ý những vấn đề sau đây:
+ Nếu bị đơn cư trú một nơi, làm việc một nơi thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi mà bị đơn cư trú. Trường hợp không thể xác định được nơi cư trú thì Toà án nơi bị đơn làm việc có thẩm quyền giải quyết;
+ Trường hợp các đương sự thỏa thuận lựa chọn Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc, có trụ sở thì việc thỏa thuận đó phải phù hợp với quy định của Điều 35 và 37 BLTTDS ;
• Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn được quy định tại khoản 1 Điều 40 BLTTDS . Cần chú ý những vấn đề sau:
- Về nguyên tắc, phải áp dụng Điều 39 BLTTDS để xác định thẩm quyền. Nếu là trường hợp bắt buộc phải tuân theo Điều 39 BLTTDS thì không chấp nhận yêu cầu lựa chọn Toà án của nguyên đơn;
- Trường hợp pháp luật có quy định việc chọn Toà án giải quyết không đòi hỏi phải có bất cứ một điều kiện nào thì nguyên đơn, người yêu cầu có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra sự việc giải quyết và Toà án cần chấp nhận yêu cầu này;
- Trường hợp nguyên đơn, người yêu cầu được quyền
lựa chọn nhiều Toà án thì khi nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, Toà án phải giải
thích cho họ biết là chỉ một Toà án trong các Toà án đó có thẩm quyền giải quyết
để họ lựa chọn. Toà án nơi họ lựa chọn phải yêu cầu họ cam kết trong đơn khởi
kiện là sẽ không khởi kiện hoặc không yêu cầu tại Toà án khác. Trường hợp người
khởi kiện, người yêu cầu đã nộp đơn ở nhiều Toà án khác nhau theo quy định của
pháp luật thì Toà án đã thụ lý đầu tiên theo thời gian có thẩm quyền giải quyết.
Các Toà án khác, nếu chưa thụ lý thì căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 192 BLTTDS để
trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu. Nếu đã thụ lý, căn cứ điểm g khoản 1 Điều
217 BLTTDS để ra quyết định đình chỉ giải quyết, xóa tên trong sổ thụ lý và trả
lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu.
1.1.2.4. Thời hiệu khởi kiện
• Lưu
ý: Xác định thời hiệu khởi kiện căn cứ vào Điều 184 BLTTDS và
bảng tổng hợp thời hiệu khởi kiện quy định tại các văn bản pháp luật chuyên
ngành sau:
|
Quan hệ
tranh chấp |
Thời hiệu
khởi kiện |
1 |
Yêu cầu
Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất
năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi,
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện. |
02 năm, kể
từ ngày người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi
dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập,
thực hiện giao dịch (Điều 132 BLDS ) |
2 |
Yêu cầu
Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn, bị lừa dối |
02 năm, kể
từ ngày người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác
lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối (Điều 132 BLDS ) |
3 |
Yêu cầu
Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do bị đe dọa, cưỡng ép |
02 năm, kể
từ ngày người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép
(Điều 132 BLDS ) |
4 |
Yêu cầu
Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và
làm chủ được hành vi của mình |
02 năm, kể
từ ngày người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch
(Điều 132 BLDS ) |
5 |
Yêu cầu
Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình
thức |
02 năm, kể
từ ngày giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không
tuân thủ quy định về hình thức (Điều 132 BLDS ) |
6 |
Yêu cầu
Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo
đức xã hội |
Không hạn
chế (Điều 132 BLDS ) |
7 |
Yêu cầu
Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo |
Không hạn
chế (Điều 132 BLDS ) |
8 |
Yêu cầu
Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng |
03 năm, kể
từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp
của mình bị xâm phạm (Điều 429 BLDS ) |
9 |
Yêu cầu bồi
thường thiệt hại |
03 năm, kể
từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của
mình bị xâm phạm (Điều 588 BLDS ) |
10 |
Người thừa
kế yêu cầu chia di sản là bất động sản |
30 năm, kể
từ thời điểm mở thừa kế (Điều 623 BLDS ) |
11 |
Người thừa
kế yêu cầu chia di sản là động sản |
10 năm, kể
từ thời điểm mở thừa kế (Điều 623 BLDS ) |
12 |
Người thừa
kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người
khác |
10 năm, kể
từ thời điểm mở thừa kế (Điều 623 BLDS ) |
13 |
Yêu cầu
người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại |
03 năm, kể
từ thời điểm mở thừa kế (Điều 623 BLDS ) |
14 |
Khởi kiện
tranh chấp thương mại |
02 năm, kể
từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp sau khi bị
khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo
về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn 09 tháng, kể từ ngày
giao hàng (Điều 319 Luật Thương mại) |
15 |
Khởi kiện
về hư hỏng, mất mát hàng hóa |
01 năm, kể
từ ngày trả hàng hoặc lẽ ra phải trả hàng cho người nhận hàng (Điều 169 BLHHVN) |
16 |
Khởi kiện
về việc thực hiện hợp đồng vận chuyển theo chuyến |
02 năm, kể
từ ngày người khởi kiện biết hoặc phải biết quyền lợi của mình bị xâm phạm
(Điều 195 BLHHVN) |
17 |
Khởi kiện
đòi bồi thường tổn thất do hành khách chết, bị thương hoặc tổn hại khác về sức
khỏe và mất mát, hư hỏng hành lý |
02 năm, kể
từ ngày hành khách rời tàu (trường hợp hành khách bị thương) hoặc kể từ ngày
lẽ ra hành khách rời tàu (trường hợp hành khách chết trong thời gian vận chuyển)
hoặc kể từ ngày hành khách rời tàu hoặc ngày lẽ ra hành khách rời tàu, tùy
thuộc vào thời điểm nào muộn hơn (trường hợp mất mát, hư hỏng hành lý). Trường
hợp hành khách bị thương trong quá trình vận chuyển dẫn đến hậu quả hành
khách đó chết sau khi rời tàu thì tính từ ngày người đó chết, nhưng không được
quá 03 năm kể từ ngày rời tàu (Điều 214 BLHHVN) |
18 |
Khởi kiện
đối với vụ việc liên quan đến hợp đồng thuê tàu |
02 năm, kể
từ ngày chấm dứt hợp đồng (Điều 219 BLHHVN) |
19 |
Khởi kiện
về việc thực hiện hợp đồng đại lý tàu biển |
02 năm, kể
từ ngày phát sinh tranh chấp (Điều 241 BLHHVN) |
20 |
Khởi kiện
về việc thực hiện hợp đồng môi giới hàng hải |
02 năm, kể
từ ngày phát sinh tranh chấp (Điều 246 BLHHVN) |
21 |
Khởi kiện
về việc thực hiện hợp đồng lai dắt tàu biển |
02 năm, kể
từ ngày phát sinh tranh chấp (Điều 262 BLHHVN) |
22 |
Khởi kiện
về việc thực hiện hợp đồng cứu hộ hàng hải |
02 năm, kể
từ ngày kết thúc hành động cứu hộ (Điều 274 BLHHVN) |
23 |
Khởi kiện
về tai nạn đâm va |
02 năm, kể
từ ngày xảy ra tai nạn (Điều 290 BLHHVN) |
24 |
Khởi kiện
về việc đòi hoàn trả số tiền quá mức quy định tại khoản 4 Điều 287 BLHHVN |
01 năm, kể
từ ngày trả tiền bồi thường (Điều 290 BLHHVN) |
25 |
Khởi kiện
về tổn thất chung |
02 năm, kể
từ ngày xảy ra tổn thất chung (Điều 297 BLHHVN) |
26 |
Khởi kiện
liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hải |
02 năm, kể
từ ngày phát sinh tranh chấp (Điều 336 BLHHVN) |
27 |
Khởi kiện
đòi bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi, đòi bồi
thường thiệt hại liên quan đến tính mạng, sức khoẻ |
01 năm, kể
từ ngày hết thời hạn giải quyết yêu cầu bồi thường quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều 92 Luật giao thông đường thủy nội địa (Điều 92 Luật
Giao thông đường thủy nội địa) |
28 |
Khởi kiện
về hợp đồng bảo hiểm |
03 năm, kể
từ thời điểm phát sinh tranh chấp (Điều 30 Luật KDBH) |
29 |
Yêu cầu giải
quyết tranh chấp về khám bệnh, chữa bệnh |
05 năm, kể
từ khi sự việc xảy ra (khoản 3 Điều 80 Luật khám chữa bệnh) |
30 |
Khởi kiện
về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển đối với thiệt hại xảy
ra cho hành khách, hành lý, hàng hóa |
02 năm, kể
từ ngày tàu bay đến địa điểm đến, ngày tàu bay phải đến địa điểm đến hoặc từ
ngày việc vận chuyển bị chấm dứt, tùy thuộc vào thời điểm nào muộn nhất (Điều
174) |
31 |
Khởi kiện
yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với người thứ ba ở mặt đất |
02 năm, kể
từ ngày phát sinh sự kiện gây thiệt hại (Điều 186 Luật
Hàng không dân dụng) |
32 |
Khởi kiện
yêu cầu giải quyết tranh chấp về kiểm toán độc lập |
03 năm, kể
từ ngày ký báo cáo kiểm toán (khoản 2 Điều 61 Luật Kiểm toán độc lập) |
33 |
Khởi kiện
đòi bồi thường thiệt hại hạt nhân đối với thiệt hại về tài sản, môi trường |
10 năm, kể
từ ngày xảy ra sự cố hạt nhân (Điều 89 Luật Năng lượng nguyên tử) |
34 |
Khởi kiện
đòi bồi thường thiệt hại hạt nhân đối với thiệt hại về con người |
30 năm, kể
từ ngày xảy ra sự cố hạt nhân (Điều 89 Luật Năng lượng nguyên tử) |
35 |
Khởi kiện
người ký phát, người phát hành, người bảo lãnh, người chuyển nhượng, người chấp
nhận yêu cầu thanh toán số tiền quy định tại Điều 52 của Luật CCCCN đối với
người thụ hưởng |
03 năm, kể
từ ngày công cụ chuyển nhượng bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán
(Điều 78 Luật CCCCN) |
36 |
Người có
liên quan bị khởi kiện theo quy định tại Điều 76 của Luật CCCCN khởi kiện người
ký phát, người phát hành, người chuyển nhượng trước mình, người bảo lãnh, người
chấp nhận về số tiền quy định tại Điều 52 của Luật CCCCN |
02 năm, kể
từ ngày người có liên quan này hoàn thành nghĩa vụ thanh toán công cụ chuyển
nhượng (Điều 78 Luật CCCCN) |
37 |
Khởi kiện
người chấp nhận, người phát hành, người ký phát, người bảo lãnh cho người bị
ký phát trong trường hợp người thụ hưởng không xuất trình công cụ chuyển nhượng
để thanh toán đúng hạn theo quy định tại Điều 43 và Điều 69 của Luật CCCCN hoặc
không gửi thông báo về việc công cụ chuyển nhượng bị từ chối chấp nhận hoặc bị
từ chối thanh toán trong thời hạn quy định tại Điều 50 của Luật CCCCN |
02 năm, kể
từ ngày ký phát công cụ chuyển nhượng (Điều 78 Luật CCCCN) |
38 |
Khởi kiện
đòi bồi thường do sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại
cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường |
02 năm, kể
từ thời điểm các bên được thông báo về thiệt hại với điều kiện thiệt hại xảy
ra trong thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa có ghi hạn sử dụng và 5 năm
kể từ ngày giao hàng đối với sản phẩm, hàng hóa không ghi hạn sử dụng (Điều
56 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa) |
39 |
Yêu cầu
Nhà nước bồi thường |
03 năm, kể
từ ngày người có quyền yêu cầu bồi thường quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều
5 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nhận được văn bản làm căn
cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và trường hợp yêu cầu phục hồi danh dự
(Điều 6 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước) |
40 |
Yêu cầu
Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân |
01 năm, kể
từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp
pháp của mình bị vi phạm (Điều 190 BLLĐ) |
41 |
Yêu cầu giải
quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền |
01 năm, kể
từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích
hợp pháp của mình bị vi phạm (Điều 194 BLLĐ) |
1.1.2.5. Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án
• Căn cứ thụ lý: Khi có đủ căn cứ xác định nội dung tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đang nhận đơn không thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện; trường hợp phải sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, Thẩm phán đã yêu cầu và người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy định.
• Thủ tục thụ lý:
- Ghi nhận vào sổ thụ lý:
+ Trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì phải thụ lý vụ án;
+ Trường hợp phải nộp tiền tạm ứng án phí thì:
Ø Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo theo Mẫu số 29-DS (ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP) và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí;
Ø Người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí;
Ø Tòa án ghi vào sổ thụ lý kể từ khi nhận biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
+ Khi xem xét những trường hợp được miễn, không phải nộp, phải nộp tiền tạm ứng án phí thì phải thực hiện theo đúng Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.
- Gửi thông báo thụ lý cho đương sự, VKS cùng cấp theo Mẫu số 30-DS (ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP), trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ghi vào sổ thụ lý.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét